Trong bài viết này, Dân Chuyên Toán sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết nội dung của hệ thức Vi-et, các ứng dụng bao gồm: Nhẩm nghiệm, tìm hai số khi biết tổng tích, xác định dấu của nghiệm, … Từ đó áp dụng vào các dạng toán đặc trưng thường gặp nhất như: Giải phương trình bậc hai, tính giá trị biểu thức giữa các nghiệm của phương trình, tìm hai số khi biết tổng tích, phân tích tam thức bậc hai thành nhân tử, tìm điều kiện tham số để phương trình bậc hai có nghiệm thỏa điều kiện cho trước, …
Tổng quan lý thuyết
Hệ thức Vi-ét
– Cho phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0). Nếu x1, x2 là hai nghiệm của phương trình thì:
và
– Để áp dụng hệ thức Vi-ét phải chú ý đến điều kiện phương trình là phương trình bậc hai có nghiệm
Ứng dụng của hệ thức Vi-ét
Nhẩm nghiệm
Xét phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)
– Nếu a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = 1, nghiệm còn lại là
– Nếu a – b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = −1, nghiệm còn lại là
Tìm hai số biết tổng và tích của chúng
Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là nghiệm của phương trình X2 – SX + P = 0.
Xác định dấu của nghiệm
Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2
– Nếu thì phương trình có hai nghiệm trái dấu
– Nếu và S = x1 + x2 > 0 thì phương trình có hai nghiệm dương
– Nếu và S = x1 + x2 < 0 thì phương trình có hai nghiệm âm
Phân dạng bài tập
Dạng 1. Giải phương trình bậc hai bằng cách tính nhẩm nghiệm
Phương pháp giải
Từ định lý Vi-ét ta có: Nếu phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có:
– a + b + c = 0 thì phương trình có nghiệm là
– a – b + c = 0 thì phương trình có nghiệm là
Bài tập vận dụng
Câu 1. Giải các phương trình sau:
a) 1,5x2 – 1,6x + 0,1 = 0
b)
c)
d) (m – 1)x2 – (2m + 3)x + m + 4 = 0 (m ≠ 1)
Hướng dẫn giải
Đa số học sinh khi gặp yêu cầu giải phương trình thường tính ngay Δ hoặc Δ’ mà không để ý đến các trường hợp đặc biệt a + b + c = 0 hoặc a – b + c = 0. Thậm chí có em khi gặp phương trình có các hệ số là số vô tỷ như phương trình b) , c) hoặc phương trình có chứa tham số như phương trình d) thì tỏ ra ái ngại. Rõ ràng nếu ta để ý sẽ thấy các phương trình trong ví dụ trên đều có dạng đặc biệt có thể nhẩm nghiệm ngay mà không phải tính Δ hoặc Δ’
a) Vì phương trình đã cho có a + b + c = 1,5 + (–1,6) + 0,1 = 0 nên phương trình có hai nghiệm là:
b) Vì phương trình đã cho có nên phương trình có hai nghiệm là:
c) Vì phương trình đã cho có nên phương trình có hai nghiệm là:
d) Vì m ≠ 1 nên phương trình đã cho là phương trình bậc hai, có a + b + c = (m – 1) – (2m + 3) + m + 4 = 0 nên phương trình có hai nghiệm là:
Trong trường hợp giải phương trình đơn giản ta cũng có thể nhẩm nghiệm dựa vào định lý Vi-ét:
Câu 2. Giải phương trình:
a) x2 – 7x + 10 = 0
b) x2 + 8x + 15 = 0
Hướng dẫn giải
a) Vì 2 + 5 = 7; 2⋅5 = 10 nên x1 = 2; x2 = 5 là nghiệm của phương trình đã cho.
b) Vì (–3) + (–5) = –8; (–3)⋅(–5) = 15 nên x1 = –3; x2 = –5 là nghiệm của phương trình đã cho.
Như vậy trước khi học sinh giải phương trình, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen nhẩm nghiệm trước khi tính theo công thức nghiệm.
Dạng 2. Tính giá trị của biểu thức giữa các nghiệm của phương trình bậc hai
Phương pháp giải
Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2 thì ta có thể biểu thị các biểu thức đối xứng giữa các nghiệm theo S = x1 + x2 và P = x1⋅x2.
Ví dụ:
Chú ý: Khi tính giá trị của một biểu thức giữa các nghiệm thông thường ta biến đổi sao cho trong biểu thức đó xuất hiện tổng và tích các nghiệm rồi áp dụng định lý Vi-ét để giải.
Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho x1, x2 là hai nghiệm của phương trình: x2 – x – 1 = 0
a) Hãy tính
b) Chứng minh chia hết cho 5
Hướng dẫn giải
Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt vì ac = –1 < 0
Theo định lý Vi-ét ta có: x1 + x2 = 1; x1⋅x2 = –1
a)
b)
Chú ý: Ta có thể chứng minh biểu thức cũng chia hết cho 5.
Câu 2. Cho phương trình: x2 – ax + a – 1 = 0 có hai nghiệm là x1, x2. Không giải phương trình hãy tính giá trị biểu thức:
Hướng dẫn giải
Trước hết ta kiểm tra xem phương trình đã cho có nghiệm hay không.
Ta có: Δ = (–a)2 – 4(a – 1) = (a – 2)2 ≥ 0 ⇒ Phương trình đã cho có hai nghiệm x1, x2.
Áp dụng định lý Vi–et ta có: x1 + x2 = a; x1⋅x2 = a – 1
Câu 3. Gọi x1, x2 là các nghiệm của phương trình: x2 – 6x + 1 = 0. Ký hiệu với n là số nguyên dương.
a) Tính S1, S2, S3
b) Tìm một hệ thức giữa Sn, Sn+1, Sn+2
Hướng dẫn giải
Phương trình: x2 – 6x + 1 = 0 có ∆ = (–6)2 – 4 = 32 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2
Theo định lý Vi-ét ta có: x1 + x2 = 6; x1⋅x2 = 1
S = x1 + x2 = 6
a) Ta có:
b) Ta có:
Chú ý: Ta còn chứng minh được trường hợp tổng quát: phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2 với thì Sn, Sn+1, Sn+2 liên hệ với nhau bởi hệ thức:
a⋅Sn+2 + b⋅Sn+1 + c⋅Sn = 0
Vận dụng hệ thức trên cho ta lời giải thú vị của nhiều bài toán.
Câu 4. Cho a, b là nghiệm của phương trình 30x2 – 4x = 2010 tính giá trị của biểu thức:
Hướng dẫn giải
Ta thấy phương trình đã cho có Δ > 0 nên phương trình có hai nghiêm phân biệt
x1 = a; x2 = b ⇒ Sn = an + bn
Áp dụng hệ thức ở chú ý trên ta có:
A⋅Sn+2 + B⋅Sn+1 + C⋅Sn = 0
Ta có: Sn = a2008 + b2008
Sn+1 = a2009 + b2009
Sn+2 = a2010 + b2010
⇒ 30Sn+2 – 4Sn+1 – 2010Sn = 0
⇒ 30Sn+2 – 4Sn+1 = 2010Sn
⇒
Câu 5. Tính giá trị của các biểu thức:
Hướng dẫn giải
Đặt thì x1 + x2 = 4; x1⋅x2 = –14 do đó x1, x2 là hai nghiệm của phương trình x2 – 4x – 14 = 0.
Khi đó hệ thức ở chú ý trên có dạng: Sn+2 = 4Sn+1 + 14Sn. Ta tính được:
S1 = 4; S2 = 44; S3 = 4⋅44 + 14⋅4 = 232;
S4 = 4⋅232 + 14⋅44 = 1544;
S5 = 4⋅1544 + 14⋅232 = 9424;
⇒ A = S6 = 4⋅9424 + 14⋅1544 = 59312
Dạng 3. Tìm hai số khi biết tổng và tích
Phương pháp giải
Áp dụng định lý Vi-ét đảo: Nếu hai số u, v có thì u, v là nghiệm của phương trình: x2 – Sx + P = 0
Điều kiện để tồn tại hai số u, v là S2 ≥ 4P.
Chú ý: Các hệ phương trình ; ; đều có thể đưa về hệ
Bài tập vận dụng
Câu 1. Tính các kích thước của hình chữ nhật ABCD. Biết diện tích và chu vi của nó theo thứ tự là 2a2 và 6a.
Hướng dẫn giải
Gọi các kích thước của hình chữ nhật là x, y (x, y > 0). Theo bài ra ta có:
Suy ra x, y là hai nghiệm của phương trình: t2 – 3at + 2a2 = 0
Ta có: ∆ = (–3a)2 – 4⋅2a = a2 ⇒ t1 = a; t2 = 2a
Vậy các kích thước của hình chữ nhật là a, 2a.
Câu 2. Tìm hai số u, v trong các trường hợp sau:
a) u + v = 4; uv = 19
b) u – v = 10; uv = 24
c) u2 + v2 = 85; uv = 18
Hướng dẫn giải
a) Ta có: u, v là hai nghiệm của phương trình x2 – 4x + 19 = 0.
Ta có: Δ’ = (–2)2 – 19 = –15 < 0
⇒ Phương trình vô nghiệm
Vậy không tìm được hai số u, v.
b) Ta có: (u – v)2 = (u + v)2 – 4uv
⇒ (u + v)2 = (u – v)2 + 4uv = 100 + 4⋅24 = 196
⇒ u + v = 14 hoặc u + v = –14
Trường hợp 1: ⇒ u, v là hai nghiệm của phương trình t2 – 14t + 24 = 0
Ta có: Δ’ = (–7)2 – 24 = 25 > 0
⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt
t1 = 12; t2 = 2 ⇒ u = 12, v = 2 vì u – v = 10
Trường hợp 2: ⇒ u, v là hai nghiệm của phương trình t2 + 14t + 24 = 0
Ta có: Δ’ = 49 – 24 = 25 > 0
⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt
t1 = –12; t2 = –2 ⇒ u = –2, v = –12 vì u – v = 10
Vậy hoặc
Chú ý: Ta có thể giải cách khác như sau;
Ta có:
⇒ u, –v là hai nghiệm của phương trình: t2 – 10t – 24 = 0
Ta có: Δ’ = (–5)2 – (–24) = 49 > 0
⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt t1 = –2; t2 = 12
hoặc
Vậy hoặc
c) Ta có: (u + v)2 = u2 + v2 + 2uv = 85 + 36 = 121
⇒ u + v = 11 hoặc u + v = –11
Giải tiếp ta được hoặc hoặc hoặc
Câu 3. Tìm các số p, q của phương trình x2 – px + q = 0 sao cho các nghiệm x1, x2 của nó thỏa mãn điều kiện
Hướng dẫn giải
Theo định lý Vi-ét ta có:
Suy ra:
Ta có hệ:
Giải hệ trên ta được: và đều thỏa mãn điều kiện Δ = p2 – 4q > 0
Vậy (p; q) = (1; –6) hoặc (–1; –6)
Dạng 4. Phân tích tam thức bậc hai thành nhân tử
Phương pháp giải
Giả sử phương trình ax2 + bx + c = 0 (*) (a ≠ 0) có Δ ≥ 0.
Khi đó theo Vi-ét ta có:
Do đó:
Vậy nếu phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm x1, x2 thì ta có:
ax2 + bx + c = a(x – x1)(x – x2)
Bài tập vận dụng
Câu 1. Phân tích thành nhân tử:
a) 2x2 – 5x + 3
b) 3x2 + 8x + 2
Hướng dẫn giải
a) Phương trình đã cho có hai nghiệm là x1 = 1; x2 =
Do đó ta có:
b) Phương trình đã cho có hai nghiệm là
Do đó ta có:
Ứng dụng này học sinh rất hay sử dụng để phân tích các mẫu thành nhân tử trong các bài tập rút gọn
Dạng 5. Tìm điều kiện của tham số để phương trình bậc hai có một nghiệm x = x1 cho trước. Tìm nghiệm thứ hai
Phương pháp giải
Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm x = x1 cho trước ta có thể làm như sau:
Cách 1:
– Tìm điều kiện để phương trình có hai nghiệm
Δ ≥ 0 (Δ’ ≥ 0) (*)
– Thay x = x1 vào phương trình đã cho tìm giá trị của tham số
– Đối chiếu giá trị vừa tìm được với điều kiện (*) để kết luận
Cách 2:
– Thay x = x1 vào phương trình đã cho tìm được giá trị của tham số
– Thay giá trị tìm được của tham số vào phương trình và giải phương trình
Nếu sau khi thay giá trị của tham số vào phương trình đã cho mà có Δ < 0 thì kết luận không có giá trị nào của tham số để phương trình có nghiệm x1 cho trước.
Để tìm nghiệm thứ hai ta có thể làm như sau:
Cách 1: Thay giá trị của tham số tìm được vào phương trình rồi giải phương trình
Cách 2: Thay giá trị của tham số tìm được vào công thức tổng 2 nghiệm để tìm nghiệm thứ hai.
Cách 3: Thay giá trị của tham số tìm được vào công thức tích hai nghiệm để tìm nghiệm thứ hai.
Bài tập vận dụng
Câu 1. Với giá trị nào của k thì:
a) Phương trình 2x2 + kx – 10 = 0 có một nghiệm x = 2. Tìm nghiệm kia?
b) Phương trình (k – 5)x2 – (k – 2)x + 2k = 0 có một nghiệm x = −2. Tìm nghiệm kia?
c) Phương trình kx2 – kx – 72 = 0 có một nghiệm x = −3. Tìm nghiệm kia?
Hướng dẫn giải
a) Nếu x = 2 là một nghiệm của phương trình thì:
2⋅4 + 2k – 10 = 0 ⇔ 2k = 2 ⇔ k = 1
Với k = 1 ta có: 2x2 + x – 10 = 0
Cách 1: Ta có:
Cách 2: Theo hệ thức Vi-ét ta có:
Cách 3: Theo hệ thức Vi-ét ta có;
b) Tương tự câu a) ta có k = 3, nghiệm kia x2 = 1,5
c) Tương tự câu a) ta có k = 6, nghiệm kia x2 = 4
Dạng 6. Xác định tham số để các nghiệm của phương trình bậc hai thỏa mãn hệ một điều kiện cho trước
Phương pháp giải
“Điều kiện cho trước” ở đây có thể là các nghiệm của phương trình bậc hai thỏa mãn một đẳng thức hoặc bất đẳng thức hoặc để một biểu thức của các nghiệm của phương trình bậc hai đạt GTLN, GTNN,…
Phương pháp: –
– Xác định giá trị của tham số để phương trình bậc hai có nghiệm x1, x2
– Áp dụng định lý Vi-ét ta có:
– Kết hợp hệ (*) với điều kiện bài ra để suy ra điều kiện của tham số m
Chú ý: Sau khi tìm được tham số ta phải đối chiếu với điều kiện phương trình có nghiệm.
Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho phương trình: x2 – 6x + m = 0. Tính giá trị của m biết phương trình có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn điều kiện: x1 – x2 = 4
Hướng dẫn giải
Phương trình x2 – 6x + m = 0 có ∆ = 9 – m
Phương trình có nghiệm ⇔ ∆’ ≥ 0 ⇔ 9 – m ≥ 0 ⇔ m ≤ 9 (*)
Theo định lý Vi-ét ta có:
Theo bài ra ta có: x1 – x2 = 4 (3)
Từ (1) và (3) ta có: x1 = 5; x2 = 1. Thay vào (2) ta có m = 5 thỏa mãn điều kiện (*)
Vậy với m = 5 thì phương trình đã cho có hai nghiệm thỏa mãn x1 – x2 = 4
Câu 2. Cho phương trình: x2 – 4x + m = 0. Tìm các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn:
Hướng dẫn giải
Phương trình đã cho có nghiệm khi và chỉ khi:
Δ’ = 4 – m ≥ 0 ⇔ m ≤ 4 (*)
Theo hệ thức Vi-ét ta có:
Theo bài ra ta có:
Giá trị này của m không thỏa mãn điều kiện (*).
Vậy không có giá trị nào của m để
Câu 3. Cho phương trình: x2 – 2(m – 2)x + (m2 + 2m – 3) = 0. Tìm các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn:
Hướng dẫn giải
Ta có: Δ’ = (m – 2)2 – (m2 + 2m – 3) = 7 – 6m
Phương trình có hai nghiệm phân biệt
⇔ Δ’ > 0 ⇔ 7 – 6m > 0 ⇔ m < (*)
Theo định lý Vi-ét ta có:
Theo bài ra ta có:
Từ (3) ta suy ra: x1⋅x2 ≠ 0
⇔ m2 + 2m – 3 ≠ 0
⇔ m ≠ 1 ∨ m ≠ 3 (**)
Mặt khác từ (3) suy ra
Suy ra m = 2 (loại) hoặc m = –4 (thỏa mãn * và **)
Vậy m = – 4 thì
Câu 4. Cho phương trình bậc hai tham số m: 2x2 – (m + 3)x + m = 0. Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình. Tìm GTNN của biểu thức P = |x1 – x2|
Hướng dẫn giải
Phương trình đã cho có: Δ = (m + 3)2 – 8m = m2 – 2m + 9 = (m + 1)2 + 8 > 0 với mọi m suy ra phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x1, x2 (x1 ≠ x2)
Theo hệ thức Vi-ét ta có:
Theo bài ra ta có:
Dấu ” = ” xảy ra khi và chỉ khi m = 1
Vậy GTNN của P bằng ⇔ m = 1
Nhận xét: Với bài toán trên học sinh có thể tính các nghiệm x1, x2 theo m rồi thay vào biểu thức P để giải.
Câu 5. Cho phương trình: x2 – (m – 2)x – m2 + 3m – 4 = 0
a) Chứng minh rằng phương trình có hai nghiệm phân biệt với mọi m.
b) Tìm m để tỷ số giữa hai nghiệm của phương trình có giá trị tuyệt đối bằng 2.
Hướng dẫn giải
a) Phương trình đã cho có:
Suy ra phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt trái dấu với mọi m.
b) Vì phương trình có hai nghiệm phân biệt trái dấu nên x1 = –2x2 hoặc x2 = –2x1
(x1 + 2x2)(x2 + 2x1) = 0 ⇔ x1x2 + 2(x1 + x2)2 = 0
Theo hệ thức Vi-ét ta có:
Nhận xét:
Ở bài toán trên nếu học sinh chứng minh phương trình có hai nghiệm phân biệt bằng cách chứng minh Δ > 0 thì việc đi tìm lời giải cho câu b) sẽ rất vất vả.
Vì chứng minh được phương trình có hai nghiệm phân biệt trái dấu suy ra x1 = –2x2 và x2 = –2x1 do đó vận dụng định lý Vi-ét một cách khéo léo cho ta một lời giải đẹp.
Câu 6. Cho phương trình: 2x2 + 2(m + 1)x + m2 + 4m + 3 = 0. Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 và A = |x1x2 – 2(x1 + x2)| đạt GTLN.
Hướng dẫn giải
Phương trình đã cho là phương trình bậc hai có:
Δ’ = (m + 1)2 – 2(m2 + 4m + 3)
= –m2 – 6m – 5 = 4 – (m – 3)2
Phương trình đã cho có hai nghiệm x1, x2 khi và chỉ khi: Δ’ ≥ 0
⇔ 4 – (m – 3)2 ≥ 0
⇔ (m – 3)2 ≤ 4
⇔ −2 ≤ m + 3 ≤ 2
⇔ −5 ≤ m ≤ −1
Theo định lý Vi-ét ta có:
Do đó:
(Vì –m – 1 ≥ 0; m + 7 ≥ 0 và áp dụng bất đẳng thức Cô–si)
Dấu “=” xảy ra ⇔ –m – 1 = m + 7 ⇔ m = –4 (thỏa mãn điều kiện)
Vậy Max A = ⇔ m = –4
Dạng 7. Lập phương trình bậc trình bậc hai một ẩn khi biết hai nghiệm của nó hoặc hai nghiệm có liên quan tới hai nghiệm của một phương trình đã cho
Phương pháp giải
Để lập phương trình bậc hai khi biết hai nghiệm là α và β ta cần phải tính α + β và α⋅β, áp dụng định lý Vi-ét đảo ta có phương trình cần lập là:
x2 – (α + β)x + α⋅β = 0
Bài tập vận dụng
Câu 1. Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm là hai số cho trong các trường hợp sau:
a) −5 và
b) và
Hướng dẫn giải
a) Ta có: và
Vậy phương trình bậc hai nhận −5 và làm nghiệm là:
b) Ta có: và
Vậy phương trình bậc hai nhận và làm nghiệm là:
x2 – 6x + 4 = 0
Câu 2. Cho phương trình: x2 + px – 5 = 0 có hai nghiệm x1, x2. Hãy lập phương trình có hai nghiệm là hai số cho trong các trường hợp sau:
a) –x1 và –x2
b) và
Hướng dẫn giải
Vì x1, x2 là hai nghiệm của phương trình: x2 – 6x + 4 = 0 nên ta có:
a) Ta có: (–x1) + (–x2) = –(x1 + x2) = p
(–x1)(–x2) = x1x2 = –5
⇒ –x1, –x2 là nghiệm của phương trình: x2 – px – 5 = 0
b) Ta có:
Suy ra và là nghiệm của phương trình:
Câu 3. Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình: x2 – 7x + 3 = 0. Hãy lập phương trình bậc hai có hai nghiệm là: 2x1 – x2 và 2x2 – x1.
Hướng dẫn giải
Phương trình: x2 – 7x + 3 = 0 có ∆ = (–7)2 – 34 = 37 > 0 suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2. Theo hệ thức Vi-ét ta có:
Ta có: 2x1 – x2 + 2x2 – x1 = x1 + x2 = 7
(2x1 – x2)(2x2 – x1) = 9x1x2 – (x1 + x2)2 = 9⋅3 – 2⋅72 = –71
Vậy 2x1 – x2 và 2x2 – x1 là nghiệm của phương trình bậc hai: x2 – 7x – 71 = 0
Câu 4. Chứng minh rằng tồn tại một phương trình bậc hai có các hệ số hữu tỉ có một nghiệm là:
Hướng dẫn giải
Cách 1: Phương trình bậc hai cần tìm có dạng x2 + ax + b = 0 (a, b ∈ ℚ)
Ta có:
Theo giả thiết là nghiệm của phương trình cần tìm nên:
Nếu 2a – 20 ≠ 0 thì . Vô lý vì là số vô tỷ
Vậy 2a – 20 = 0 ⇒ a = 10. Thay a =10 vào phương trình (*) ta được b =1.
Vậy phương trình cần tìm là: x2 + 10x + 1 = 0
Cách 2: Gọi
Ta được:
Vậy x1, x2 là nghiệm của phương trình x2 + 10x + 1 = 0
Dạng 8. Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình bậc hai không phụ thuộc vào tham số
Phương pháp giải
Để tìm hệ thức liên hệ giữa các nghiệm không phụ thuộc vào tham số trong phương trình bậc hai ta làm như sau:
– Tìm điều kiện để phương trình có hai nghiệm x1, x2 là:
– Theo hệ thức Vi-ét ta được:
– Khử tham số từ hệ (*) ta được hệ thức cần tìm (thông thường ta dùng phương pháp cộng hoặc phương pháp thế).
Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho phương trình bậc hai (m – 1)x2 – 2mx + m – 4 = 0 (m ≠ 1). Trong trường hợp phương trình có hai nghiệm x1, x2, hãy tìm một hệ thức liên hệ giữa các nghiệm không phụ thuộc vào m.
Hướng dẫn giải
Vì phương trình đã cho là phương trình bậc hai nên m ≠ 1
Ta có: Δ’ = m2 – (m – 1)(m – 4) = 5m – 4. Phương trình đã cho có hai nghiệm x1, x2
Theo định lý Vi-ét ta có:
Do đó:
hay 3(x1 + x2) + 2x1x2 = 8
Chú ý: Ta có thể khử m ở ví dụ trên như sau:
Cách 2:
Từ
Thế vào ta có:
Cách 3: Xét biểu thức aP + bS, trong đó a, b là những số phải xác định để khử tham số m ra khỏi hệ thức đó. Ta có:
Để biểu thức aS + bP không phụ thuộc vào m thì ta phải có:
Thay vào biểu thức, ta được:
3S + 2P = 2⋅3 + 2 = 8 ⇔ 3(x1 + x2) + 2x1x2 = 8
Câu 2. Cho phương trình: 8x2 – 4(m – 2)x + m(m – 4) = 0. Định m để phương trình có hai nghiệm x1, x2. Tìm hệ thức giữa hai nghiệm độc lập với m, suy ra vị trí của các nghiệm với hai số –1 và 1.
Hướng dẫn giải
Phương trình đã cho là phương trình bậc hai có:
Δ’ = 4(m – 2)2 – 8m(m – 4) = –4(m2 – 4m – 4)
Phương trình có hai nghiệm x1, x2 khi và chỉ khi:
Khi đó theo định lý Vi-ét ta có:
Từ (1) ta có: m = 2(x1 + x2 + 1). Thay vào (2) ta được:
8x1x2 = 2(x1 + x2 + 1)[2(x1 + x2 + 1) – 4]
⇔ 8x1x2 = 2(x1 + x2 + 1)2(x1 + x2 – 1)
⇔ 8x1x2 = 4[(x1 + x2)2 – 1]
⇔ (x1 + x2)2 – 2x1x2 + 1 = 0
⇔ x12 + x22 = 1
Vậy hệ thức cần tìm là: x12 + x22 = 1
Từ hệ thức trên suy ra:
Dạng 9. Chứng minh hệ thức giữa các nghiệm của phương trình bậc hai hoặc hai phương trình bậc hai
Câu 1. Gọi a, b là hai nghiệm của phương trình: x2 + px + 1 = 0. b, c là hai nghiệm của phương trình: x2 + qx + 2 = 0. Chứng minh hệ thức: (b – c)(b – a) = pq – 6.
Hướng dẫn giải
Vì a, b là hai nghiệm của phương trình x2 + px + 1 = 0 nên theo định lý Vi-ét ta có:
Vì p, q là hai nghiệm của phương trình x2 + qx + 2 = 0 nên theo định lý Vi-ét ta có:
Ta có: (b – c)(b – a)
= b2 – ab – bc + ac
= b2 + ab + bc + ac – 2(ab + bc)
= b(a + b) + c(a + c) – 2(ab + bc)
= (a + b)(b + c) – 2(ab + bc)
= (–p)(–q) – 2(1 + 2) = pq – 6
Vậy ta có đpcm.
Câu 2. Chứng minh rằng nếu a1, a2 là các nghiệm của phương trình x2 + px + 1 = 0 và b1, b2 là các nghiệm của phương trình x2 + qx + 1 = 0 thì:
(a1 – b1)(a2 – b1)(a1 + b2)(a2 + b2) = q2 – p2
Hướng dẫn giải
Vì a1, a2 là các nghiệm của phương trình x2 + px + 1 = 0 nên theo định lý Vi-ét ta có:
Vì b1, b2 là các nghiệm của phương trình x2 + qx + 1 = 0 nên theo định lý Vi-ét ta có:
Ta có: (a1 – b1)(a2 – b1)(a1 + b2)(a2 + b2)
= [(a1 – b1)(a2 + b2)][(a2 – b1)(a1 + b2)]
= (a1a2 + a1b2 – a2b1 – b1b2)(a1a2 + a2b2 – a1b1 – b1b2)
= (1 +a1b2 – a2b1 – 1)(1 + a2b2 – a1b1 – 1)
= (a1b2 – a2b1)(a2b2 – a1b1)
= a1a2b22 – a12b1b2 – a22b1b2 + a1a2b12
= b22 – a12 – a22 + b12
= (b12 + b22 + 2) – (a12 + a22 + 2)
= (b1 + b2)2 – (a1 + a2)2
=(–q)2 – (–p)2 = q2 – p2
Câu 3. Cho phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn x1 = x22. Chứng minh: b3 + a2c + ac2 = 3abc
Hướng dẫn giải
Xét phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn x1 = x22
Cách 1: Theo định lý Vi-ét ta có:
Cách 2: Ta có:
Chú ý: Phần đảo ở (*) xảy ra khi , nghĩa là với điều kiện b3 + a2c + ac2 = 3abc ta phải kiểm tra điều kiện có nghiệm của phương trình được thỏa mãn.
Câu 4. Cho các phương trình:
ax2 + bx + c = 0 (1)
cx2 + dx + a = 0 (2)
Biết rằng phương trình (1) có các nghiệm m và n, phương trình (2) có các nghiệm p và q. Chứng minh rằng: m2 + n2 + p2 + q2 ≥ 4.
Hướng dẫn giải
Vì m, n là các nghiệm của phương trình (1) nên theo Vi-ét ta có:
Vì p, q là các nghiệm của phương trình (2) nên theo Vi-ét ta có:
Ta có:
Vậy m2 + n2 + p2 + q2 ≥ 4.
Dạng 10. Xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai, so sánh nghiệm của phương trình bậc hai với một số cho trước
Phương pháp giải
Dùng định lý Vi-ét ta có thể xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (1) dựa trên các kết quả sau:
– Phương trình có hai nghiệm trái dấu
– Phương trình có hai nghiệm cùng dấu
– Phương trình có hai nghiệm cùng dương
– Phương trình có hai nghiệm cùng âm
Ngoài ra áp dụng định lý Vi-ét ta có thể so sánh được nghiệm của phương trình bậc hai với một số cho trước.
Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho phương trình: x2 + 2(m – 2)x – 2m + 1 = 0
a) Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm dương
Hướng dẫn giải
Ta có: Δ’ = (m – 2)2 – (–2m + 1) = m2 – 2m + 3 = (m – 1)2 + 2 > 0 với mọi m, suy ra phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt.
Theo định lý Vi-ét ta có:
a) Phương trình có hai nghiệm trái dấu
b) Phương trình có hai nghiệm dương
Câu 2. Cho phương trình x2 – (2m + 3)x + m2 + 3m + 2 = 0. Tìm m để phương trình có hai nghiệm đối nhau.
Hướng dẫn giải
Ta có: Δ = (2m + 3)2 – 4(m2 + 3m + 2)
= 4m2 + 12m + 9 – 4m2 – 12m – 8 = 1
Δ > 0 với mọi m nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt.
Theo định lý Vi-ét ta có:
Phương trình có hai nghiệm đối nhau
Câu 3. Cho phương trình: (m – 1)x2 – 2(m – 3)x + m – 4 = 0. Xác định m để phương trình có:
a) Hai nghiệm trái dấu
b) Hai nghiệm dương
c) Hai nghiệm âm
d) Hai nghiệm bé hơn 2
Hướng dẫn giải
Phương trình đã cho là phương trình bậc hai ⇔ m – 1 ≠ 0 ⇔ m ≠ 1
Ta có: Δ’ = (m – 3)2 – (m – 1)(m – 4)
= m2 – 6m + 9 – (m2 – 5m + 4) = 5 – m
a) Phương trình có hai nghiệm trái dấu
⇔ x1 < 0 < x2 ⇔ ac < 0 ⇔ (m – 1)(m – 4) < 0 ⇔ 1 < m < 4
b) Phương trình có hai nghiệm dương
c) Phương trình có hai nghiệm âm
d) Phương trình có hai nghiệm nhỏ hơn
Câu 4. Cho phương trình: x2 + 2(m – 1)x – (m + 1) = 0. Xác định giá trị của m để phương trình có một nghiệm nhỏ hơn 1, một nghiệm lớn hơn 1.
Hướng dẫn giải
Phương trình đã cho là phương trình bậc hai có:
⇒ Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt x1, x2 (x1 < x2)
Theo định lý Vi-ét ta có:
Phương trình đã cho có hai nghiệm thỏa mãn
Câu 5. Cho phương trình: mx2 – 2(m – 3)x + m – 4 = 0. Xác định m để phương trình có đúng một nghiệm dương.
Hướng dẫn giải
Ta xét hai trường hợp:
TH1: m = 0, phương trình đã cho có dạng: (thỏa mãn bài ra).
TH2: m ≠ 0, phương trình đã cho là phương trình bậc hai. Để phương trình đã cho có đúng một nghiệm dương ta xét các khả năng sau:
– Phương trình có nghiệm kép dương
– Phương trình có một nghiệm bằng 0 còn nghiệm kia lớn hơn 0 tức là:
– Phương trình có hai nghiệm trái dấu
⇔ x1 < 0 < x2 ⇔ ac < 0 ⇔ m(m – 4) < 0 ⇔ 0 < m < 4
Vậy kết hợp lại các trường hợp ta có phương trình có đúng một nghiệm dương khi m = hoặc 0 < m ≤ 4
Dạng 11. Nghiệm chung của hai hay nhiều phương trình, hai phương trình tương đương
Câu 1. Cho phương trình: ax2 + bx + c = 0 cũng có hai nghiệm dương x1, x2
a) Chứng minh rằng phương trình cx2 + bx + a = 0 cũng có hai nghiệm dương x3, x4
b) Chứng minh rằng M = x1 + x2 + x3 + x4 ≥ 4
Hướng dẫn giải
a) Phương trình ax2 + bx + c = 0 cũng có hai nghiệm dương x1, x2 nên:
⇔ Phương trình cx2 + bx + a = 0 cũng có hai nghiệm dương x3, x4
b) Nếu α > 0 là nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 thì aα 2 + bα + c = 0, khi đó:
Nghĩa là là nghiệm của phương trình cx2 + bx + a = 0
Ta có:
Câu 2. Hai phương trình x2 + ax + bc = 0 và x2 + bx + ac = 0 chỉ có một nghiệm chung (c ≠ 0). Chứng minh rằng hai nghiệm còn lại là nghiệm của phương trình: x2 + cx + ab = 0
Hướng dẫn giải
Giả sử phương trình x2 + cx + ab = 0 có nghiệm x0, x1 và phương trình x2 + bx + ac = 0 có nghiệm x0, x1 (x0 là nghiệm chung của hai phương trình nêu trên và x1 ≠ x2). Khi đó ta có:
(giả thiết a ≠ b để x0 là nghiệm duy nhất của hai phương trình).
Theo định lý Vi-ét ta có:
và
Vì x0 = c nên x1 = b và x2 = a. Mặt khác:
2x0 + (x1 + x2) = –(a + b)
⇒ 2x + (a + b) = –(a + b)
⇒ a + b = –c
Ta có:
Và S2 – 4P = (–c)2 – 4ac = (a + b)2 – 4ac = (a – b)2 > 0, do a ≠ b suy ra S2 > 4P.
Do đó theo định lý đảo của định lý Vi-ét ta có x1, x2 là nghiệm của phương trình x2 + cx + ab = 0.
Câu 3. Tìm các giá trị m và n để hai phương trình sau tương đương:
x2 + (4m + 3n) – 9 = 0;
x2 + (3m + 4n)x + 3n = 0
Hướng dẫn giải
Phương trình x2 + (4m + 3n) – 9 = 0 có ac = –9 < 0 nên có hai nghiệm phân biệt.
Để hai phương trình đã cho tương đương thì phương trình x2 + (3m + 4n)x + 3n = 0 cũng phải có
hai nghiệm phân biệt và hai phương trình phải có cùng tập nghiệm.
Gọi x1, x2 là nghiệm của phương trình x2 + (4m + 3n) – 9 = 0 và x3, x4 là hai nghiệm của phương trình x2 + (3m + 4n)x + 3n = 0. Khi đó:
Với m = n = −3 thì hai phương trình đã cho trở thành:
x2 – 21x – 9 = 0 và x2 – 21x – 9 = 0
Rõ ràng hai phương trình này tương đương.
Câu 4. Xác định m để hai phương trình sau tương đương với nhau:
x2 + 2x – m = 0 (1)
2x2 + mx + 1 = 0 (2)
Hướng dẫn giải
Hai phương trình đã cho đều là phương trình bậc hai. Gọi Δ’(1), Δ’(2) theo thứ tự là các biệt số của phương trình (1), (2).
Ta xét các khả năng sau:
*) Cả hai phương trình đều vô nghiệm: hai phương trình (1) và (2) vô nghiệm khi và chỉ khi:
**) Hai phương trình đều có cùng tập nghiệm: Hai phương trình đều có nghiệm khi và chỉ khi:
Với , gọi x1, x2 là nghiệm của phương trình (1). Để hai phương trình có cùng tập nghiệm thì x1, x2 cũng là nghiệm của phương trình (2), khi đó ta phải có:
Kết hợp (3) và (4) ta được là các giá trị cần tìm.
Dạng 12. Ứng dụng của định lý Vi-ét vào giải các bài toán số học
Câu 1. Giải phương trình x2 – mx + n = 0 biết phương trình có hai nghiệm nguyên dương phân biệt và m, n là các số nguyên tố.
Hướng dẫn giải
Gọi x1, x2 là các nghiệm của phương trình đã cho. Theo định lý Vi-ét ta có:
Do m, n là các số nguyên tố suy ra x1 = 1, x2 = n (giả sử x1, x2).
Từ x1 + x2 = m ⇒ 1 + n = m ⇒ m, n là hai số nguyên tố liên tiếp ⇒ n = 2, m = 3.
Ta có phương trình: x2 – 3x + 2 = 0, phương trình này có hai nghiệm là 1 và 2.
Câu 2. Tìm số nguyên m sao cho phương trình mx2 – 2(m + 3)x + m + 2 = 0 có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn: là số nguyên.
Hướng dẫn giải
Phương trình đã cho có hai nghiệm x1, x2
Theo định lý Vi-ét ta có:
Ta có:
F là số nguyên ⇔ m + 2 ∈ Ư(2)
Vì là các giá trị cần tìm thỏa mãn bài toán.
Câu 3. Giả sử phương trình x2 + ax + b + 1 = 0 có hai nghiệm nguyên dương. Chứng minh rằng a2 + b2 là hợp số.
Hướng dẫn giải
Để phương trình đã cho có hai nghiệm x1, x2 (x1, x2 ∈ ℕ*) thì ta phải có:
Δ ≥ 0 ⇔ a2 – 4(b + 1) ≥ 0
Theo định lý Vi-ét ta có:
Ta có:
Do x1, x2 ∈ ℕ* nên suy ra:
và
Vậy a2 + b2 ∈ ℕ, a2 + b2 ≥ 4; a2 + b2 = (x12 + 1)(x22 + 1) ⇒ a2 + b2 là hợp số.
Câu 4. Tìm các số nguyên dương x, y thỏa mãn phương trình: x3 + y3 + 1 = 3xy
Hướng dẫn giải
Đặt u = x + y, v = xy
Ta có: x3 + y3 + 1 = 3xy
⇔ (x + y)3 – 3xy(x + y) + 1 – 3xy = 0
Hay u3 – 3uv + 1 – 3v = 0
⇔ (u + 1)(u2 – u + 1) – 3v(u + 1) = 0
⇔ (u + 1)(u2 – u + 1 – 3v) = 0
Vì x, y > 0 ⇒ u = x + y > 0 ⇒ u + 1 ≠ 0
Vậy u2 – u + 1 – 3v = 0 ⇒ v = (u2 – u + 1)
Ta phải tìm x, y nguyên dương sao cho:
Suy ra x, y là hai nghiệm của phương trình bậc hai:
X2 – uX + (u2 – u + 1) = 0
Ta có: nếu u ≠ 2. Vậy ta phải có:
Câu 5. Tìm các số nguyên a để các phương trình sau có nghiệm nguyên:
a) x2 – (a + 5)x + 5a + 2 = 0 (1)
b) x2 + ax + 198 = a (2)
Hướng dẫn giải
a) Gọi x1, x2 ∈ ℤ là nghiệm của phương trình (1), theo Vi-ét ta có:
Từ (*) ta có
Suy ra a = 8 hoặc a = 2
b) Ta có:
Do 199 là số nguyên tố nên:
(x1 – 1)(x2 – 1) = 1⋅199 = 199⋅1 = (–1)⋅(–199) = (–199)⋅(–1)
⇒ a = 198 hoặc a = –2
Dạng 13. Ứng dụng của định lý Vi-ét vào giải phương trình, hệ phương trình.
Câu 1. Giải phương trình:
Hướng dẫn giải
Ta có ĐKXĐ: x ≠ 1.
Đặt
⇒ u + v = 5 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ ⇒ u, v là nghiệm của phương trình:
Vậy phương trình đã cho có nghiệm {1; 2}
Câu 2. Giải phương trình:
Hướng dẫn giải
ĐKXĐ: −4 ≤ x ≤ 1
Đặt ta có:
Suy ra u, v là hai nghiệm của phương trình:
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = {–3; 0}
Câu 3. Cho phương trình:
a) Giải phương trình khi m = 3
b) Tìm m để phương trình có nghiệm.
Hướng dẫn giải
ĐKXĐ: −3 ≤ x ≤ 6
Đặt , ta có:
Từ (1) suy ra: uv = (u + v) – m thay vào (2) ta có phương trình:
(u + v)2 – 2(u + v) + 2m – 9 = 0 (3)
a) Với m = 3 thì từ (3) ta có: u + v = −1 (loại) hoặc u + v = 3 ⇒ uv = 0 ⇒ u, v là nghiệm của phương trình:
Vậy với m = 3 thì phương trình đã cho có tập nghiệm S = {–3; 6}
b) Xét phương trình:
(u + v)2 – 2(u + v) + 2m – 9 = 0 (3)
Phương trình đã cho có nghiệm khi và chỉ khi phương trình (3) có nghiệm không âm
Câu 4. Giải hệ phương trình:
Hướng dẫn giải
Đặt (ĐK: x ≠ ±2y).
Ta có: ⇒ u, v là nghiệm của phương trình:
Câu 5. Giải hệ phương trình:
Hướng dẫn giải
ĐK: x ≥ 0; y ≥ 0
Hệ đã cho
Đặt ;
Khi đó:
Vậy u, v là nghiệm của phương trình:
Do đó ta có nghiệm của hệ (2) là:
hay
Do ⇒ (2) vô nghiệm. Vậy hệ (1) vô nghiệm.
Câu 6. Giải hệ phương trình:
Hướng dẫn giải
ĐKXĐ: x ≥ 0; y ≥ 0
Đặt
Theo bài ra ta có: S = 4 ⇒ x + y = 16 – 2P
Phương trình
⇒ là nghiệm của phương trình: t2 – 4t + 4 = 0 ⇒ t1 = t2 = 2
Vậy ta có: (thỏa mãn ĐKXĐ)
Vậy hệ đã cho có nghiệm (x, y) = (4; 4)
Câu 7. Giải hệ phương trình:
Hướng dẫn giải
Hệ đã cho
Đặt S = x + y; P = xy hệ đã cho
Ta có: (Các giá trị này đều thỏa mãn ĐK: S2 ≥ 4P)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x; y) ∈ {(–4; –5), (–5; –4), (2; 3), (3; 2)}
Nhận xét: Khi giải hệ phương trình trong đó vai trò của các ẩn trong các phương trình là như nhau và khi ta thay đổi vị trí của các ẩn trong các phương trình thì hệ không thay đổi(hệ đối xứng loại I), ta hướng dẫn học sinh đặt S = x + y, P = xy để đưa hệ về hệ phương trình của S và P, tìm S và P sau đó sử dụng định lý Vi-ét đảo để tìm x và y
Dạng 14. Ứng dụng của định lý Vi-ét vào các bài toán chứng minh đẳng thức, bất đẳng thức, tìm GTLN, GTNN
Phương pháp giải
Học sinh đã được làm quen với bất đẳng thức Cô–si, tuy nhiên ta có thể chứng minh bất đẳng thức này dựa vào định lý Vi-ét:
– Giả sử x1 + x2 = S không đổi, còn P = x1x2 thay đổi. Từ điều kiện:
Vậy nếu hai số có tổng không đổi thì tích hai số đó lớn nhất khi hai số đó bằng nhau.
– Giả sử x1 > 0, x2 > 0 và x1x2 = P không đổi còn x1 + x2 = S thay đổi. Từ điều kiện:
Vậy
Vậy hai số dương có tích không đổi thì tổng của hai số đó nhỏ nhất khi hai số đó bằng nhau.
Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho a và b là các số thực thỏa mãn các điều kiện 6a2 + 20a + 15 = 0; 15b2 + 20b + 6 = 0; ab ≠ 1. Chứng minh rằng;
Hướng dẫn giải
Ta ký hiệu các điều kiện như sau:
6a2 + 20a + 15 = 0 (1);
15b2 + 20b + 6 = 0 (2);
ab ≠ 1 (3).
Dễ thấy các phương trình (1) và (2) đều có hai nghiệm phân biệt.
Do (2) nên b khác 0. Chia hai vế của (2) cho b2 ta được:
Từ (1), (3) và (4), suy ra a và là hai nghiệm khác nhau của phương trình
6x2 + 20x + 15 = 0 (5)
Theo định lí Vi-ét:
Từ đó:
Suy ra , điều phải chứng minh.
Nhận xét: Bài toán sử dụng phép ẩn phụ hóa, đưa về các phương trình đối xứng, đồng thời kết hợp với biểu thức đồng bậc ở giả thiết để suy ra điều phải chứng minh.
Ý tưởng: Quan sát giả thiết bài toán, giữa hai phương trình bậc hai có sự đối xứng giữa các hệ số của chúng, tuy nhiên sự khác biệt nằm ở 6a2 + 15 và 15b2 + 6 vì thế ta sẽ đặt khi đó , vì thế ta có được a, t đều là nghiệm của phương trình 6x2 + 20x + 15 = 0. Theo định lý Vi-ét ta có:
Khi có được điều này, ta sẽ khai thác đến biểu thức , đây là một biểu thức đồng bậc ba nên ta sẽ “chia để trị” nên chia cả tử và mẫu cho b3 ta được:
Suy ra đpcm.
Câu 2. Trong các hình chữ nhật có chu vi bằng 6, tìm hình chữ nhật có diện tích lớn nhất.
Hướng dẫn giải
Gọi độ dài hai cạnh liên tiếp của hình chữ nhật là x1, x2 > 0. Ta có: x1 + x2 = 3
Đặt x1x2 = m là diện tích của hình chữ nhật.
Vậy x1, x2 là các nghiệm của phương trình: x2 – 3x + m = 0
Phương trình này phải có nghiệm nên Δ = 9 – 4m ≥ 0 ⇔ m ≤ .
Vậy diện tích lớn nhất của hình chữ nhật là ⇔ x1 = x2 = .
Khi đó hình chữ nhật trở thành hình vuông.
Câu 3. Chứng minh rằng nếu các số a, b, c thỏa mãn: thì:
Hướng dẫn giải
Ta có:
Các số b, c là nghiệm của phương trình: x2 – (5 – a)x + (a2 – 5a + 8) = 0
Để phương trình có nghiệm ta phải có Δ ≥ 0
⇔ (5 – a)2 – 4(a2 – 5a + 8) ≥ 0
⇔ a2 – 10a + 25 – 4a2 + 20a – 32 ≥ 0
⇔ –3a2 + 10a – 7 ≥ 0
⇔ (a – 1)(7 – 3a) ≥ 0
⇔ –1 ≤ a ≤
Chứng minh tương tự ta có:
1 ≤ b ≤ ; 1 ≤ c ≤
Câu 4. Biết rằng các số x, y thỏa mãn điều kiện x + y = 2. Hãy tìm GTNN của F = x3 + y3.
Hướng dẫn giải
Nhận xét: Để giải bài toán trên có rất nhiều cách giải như biến đổi biểu thức F chỉ có một biến, đổi biến số. Tuy nhiên vận dụng định lý Vi-ét cho ta một cách giải mới như sau:
Đặt ta có:
Vậy x, y là nghiệm của phương trình:
x, y tồn tại ⇔ (*) có nghiệm tức là
Câu 5. Cho các số x, y, z ≠ 0 thỏa mãn điều kiện . Chứng minh rằng x3 ≥ 3.
Hướng dẫn giải
Ta có:
Vậy các số y, z là các nghiệm của phương trình: t2 + (x3 – x)t + x2 = 0 (*)
Do tồn tại x, y, z thỏa mãn điều kiện đầu bài nên phương trình (*) phải có nghiệm
Phương trình (*) có nghiệm
Dạng 15. Vận dụng định lý Vi-ét trong mặt phẳng tọa độ
Phương pháp giải
Vận dụng định lý Vi-ét ta có thể giải một số dạng toán trong mặt phẳng tọa độ như khảo sát hàm số, viết phương trình đường thẳng, xét vị trí tương đối của đường thẳng và Parabol.
Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho Parabol (P):
a) Viết phương trình đi qua hai điểm A và B thuộc Parabol có hoành độ lần lượt là xA = –2; xB = 4
b) Viết phương trình tiếp tuyến với (P) tại điểm C thuộc (P) có hoành độ là 2.
Hướng dẫn giải
Nhận xét: Hầu hết học sinh và giáo viên khi gặp bài toán trên đều cho lời giải như sau:
a) . Vậy A(–2; 1)
. Vậy B(4; 4)
Phương trình đường thẳng AB cần tìm có dạng y = ax + b nên ta có hệ:
Vậy phương trình đường thẳng AB là:
b) . Vậy C(2; 1)
Phương trình đường thẳng cần tìm có dạng y = ax + b (d)
C ∈ (d) ⇔ 1 = 2a + b ⇔ b = 1 – 2a ⇒ (d): y = ax + 1 – 2a
Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:
x2 = ax + 1 – 2a
⇔ x2 – 4ax – 4 + 8a = 0
Δ’ = 4a2 + 4 – 8a = 4(a – 1)2
(d) tiếp xúc với (P)’ ⇔ Δ’ = 0 ⇔ a = 1 ⇒ b = 1 – 2⋅1 = –1
Vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm là: y = x – 1
⨂ Nếu vận dụng định lý Vi-ét ta có lời giải đẹp như sau:
a) Phương trình đường thẳng AB cần tìm có dạng y = ax + b.
Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và đường thẳng AB là:
x2 = ax + b ⇔ x2 – 4ax – 4b = 0 (*)
Ta có: xA = –2; xB = 4 là nghiệm của phương trình (*), theo hệ thức Vi-ét ta có:
Vậy phương trình đường thẳng AB là:
b) Phương trình tiếp tuyến (d) cần tìm có dạng: y = ax + b.
Phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P) là
x2 = ax + b ⇔ x2 – 4ax – 4b = 0 (*)
Vì (d) và (P) tiếp xúc với nhau nên phương trình (*) có nghiệm kép x1 = x2 = 2
Theo Vi-ét ta có:
Vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm là: y = x − 1
⨂ Qua ví dụ trên ta đưa ra phương pháp viết phương trình đường thẳng dựa vào định lý Vi-ét:
Loại 1: Lập phương trình đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) đi qua hai điểm A(xA; yA); B(xB; yB) thuộc Parabol y = mx2 (m ≠ 0)
Vì đường thẳng và (P) có hai giao điểm nên hoành độ giao điểm là nghiệm của phương trình:
mx2 = ax+ b ⇔ mx2 – ax – b = 0
Theo Vi-ét ta có: ⇒ tìm được a, b
Loại 2: Lập phương trình đường thẳng (d) tiếp xúc với (P) tại điểm M(xM; yM)
Do (d) và (P) có một điểm chung duy nhất nên phương trình mx2 – ax – b = 0 có nghiệm kép x1 = x2
Theo Vi-ét ta có: ⇒ tìm được a, b
Câu 2. Trong cùng mặt phẳng tọa độ Oxy, cho (P): y = x2 và đường thẳng (D): y = mx + 1. Xác định m để (D) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A(xA; yA); B(xB; yB) và:
a) (xA – 1)2 + (xB – 1)2 đạt GTNN
b) Độ dài AB ngắn nhất.
Hướng dẫn giải
Ta có phương trình hoành độ giao điểm của (D) và (P):
x2 = mx + 1 ⇔ x2 – mx – 1 = 0 (*)
Phương trình (*) có Δ = m2 + 4 > 0 với mọi m nên (*) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m, suy ra (D) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt A(xA; yA); B(xB; yB) trong đó xA, xB là hai nghiệm của phương trình (*).
Theo hệ thức Vi-ét ta có:
a) (xA – 1)2 + (xB – 1)2
= xA2 – 2xA + 1 + xB2 – 2xB + 1
= (xA + xB)2 – 2xAxB – 2(xA + xB) + 2
= m2 + 2 – 2m + 2
= (m – 1)2 + 3 ≥ 3
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi m – 1 = 0 ⇔ m = 1
Vậy Min{(xA – 1)2 + (xB – 1)2} = 3 ⇔ m = 1
b) Do A, B ∈ (D) ⇒ yA = mxA + 1; yB = mxB + 1
Dấu “=” xảy ra ⇔ m = 0
Vậy độ dài đoạn thẳng AB ngắn nhất khi và chỉ khi m = 0.
Câu 3. Cho (P): y = –x2 và đường thẳng (D) có hệ số góc là a đi qua điểm M(–1; –2)
a) Chứng minh rằng với mọi giá trị của a thì (D) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt A và B
b) Xác định a để A, B nằm về hai phía trục tung.
Hướng dẫn giải
a) Phương trình đường thẳng (D) có hệ số góc là a và đi qua điểm M(–1; –2) là: y = ax + a – 2
Phương trình hoành độ giao điểm của (D) và (P) là:
–x2 = ax + a – 2 ⇔ x2 + ax + a – 2 = 0 (*)
Phương trình (*) có Δ = a2 – 4a + 8 = (a – 2)2 + 4 > 0 với mọi a, suy ra phương trình (*) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi a.
Do đó (D) luôn cắt (P) tai hai điểm phân biệt A và B.
b) Để (D) cắt (P) tại hai điểm A và B nằm về hai phía trục tung thì phương trình hoành độ giao điểm phải có hai nghiệm trái dấu ⇔ a – 2 < 0 ⇔ a < 2.
Dạng 16. Ứng dụng của định lý Vi-ét trong các bài toán hình học
Phương pháp giải
Ta đã biết một trong những phương pháp giải các bài toán hình học là “phương pháp đại số”, phương pháp này vận dụng rất có hiệu quả trong các dạng bài tập tính độ dài đoạn thẳng, một số bài toán cực trị hình học. Kết hợp với định lý Vi-ét sẽ cho ta những lời giải hay và thú vị.
Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho ΔABC có B = 90°, đường cao BH = 3cm, AC = 7cm. Tính AB, BC.
Hướng dẫn giải
Cách 1: Ta tìm AB, BC thông qua tìm AH, HC
Ta có:
⇒ AH, HC là nghiệm của phương trình: x2 – 7x + 9 = 0
Cách 2: Ta tìm trực tiếp AB, BC dựa vào định lý Pitago và Vi-ét
Ta có: AB2 + BC2 = AC2
⇔ (AB + BC)2 – 2AB⋅BC
⇔ (AB + BC)2 – 2AC⋅BH = 49
⇒ (AB + BC)2 = 49 + 42 = 91
⇒ AB + BC =
Mà: AB⋅BC = AC⋅BH = 21
Suy ra: AB, BC là nghiệm của phương trình , từ đó ta sẽ tìm được AB, BC.
Câu 2. Cho tam giác đều ABC, trên các đoạn thẳng BC, CA, AB lần lượt lấy các điểm I, J, K sao cho K không trùng với A, B và ∠IKJ = 60°. Chứng minh rằng:
Hướng dẫn giải
Ta có: ∠IKJ = ∠BAC +∠AJK (góc ngoài tại đỉnh Kcủa ΔAJK)
Mà ∠JKB = ∠JKI + ∠IKB (Vì ∠BAC = ∠JKB = 60°)
⇒ ∠AJK = ∠BKI
Vậy ΔBKI đồng dạng với ΔAJK
⇒ hay AJ⋅BI = AK⋅BK
Đặt AK = x1, BK = x2 (x1, x2 > 0) ta có:
AB = x1 + x2 = a (không đổi)
Và AKBK = m (m > 0)
Do đó x1, x2 là nghiệm của phương trình x2 – ax + m = 0
Phương trình này phải có nghiệm nên
Vậy
Dấu “=” xảy ra ⇔ tức K là trung điểm của AB.
Câu 3. Cho hình vuông ABCD có cạnh là a và hai điểm M, N theo thứ tự chuyển động trên cạnh BC và CD sao cho 0 ∠MAN = 45°. Tìm GTNN và GTLN của diện tích tam giác AMN.
Hướng dẫn giải
Đặt MB = u; ND = v (0 ≤ u; v ≤ a)
Ta có:
Trên tia đối của tia BM lấy điểm E sao cho BE = ND = v.
Ta có: ∆ABE = ∆AND (g.g)
⇒ AE = AN và ∠EBA = ∠DAN
⇒ ∠EAM = ∠EAB + ∠BAM = ∠BAM + ∠DAN = 45° = ∠MAN
⇒ ∆AME = ∆AMN (c.g.c)
⇒ MN = ME = u + v
∆CMN có: MN2 + CM2 + CN2
⇔ (u + v)2 = (a – u)2 + (a – v)2
⇔ a(u + v) = a2 – uv
Đặt t = a2 – uv, từ (1) ta có
Do đó tìm GTLN và GTNN của SAMN là tìm GTLN, GTNN của t
Ta có:
⇒ u, v là nghiệm của phương trình X2 – tX + a2 – at = 0 (*)
Phương trình (*) có nghiệm
Khi thì phương trình (*) có nghiệm kép
Do đó:
Mặt khác ta có: at = a2 – uv ≤ a2 (vì u, v ≥ 0) t ≤ a
Khi t = a, phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt
Vậy khi M ≡ B, N ≡ C hoặc M ≡ C, N ≡ D.